Lên đầu trang

Những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ

01:46 |
Là bệnh do dãn quá mức các tĩnh mạch dẫn đến tĩnh mạch trĩ bị sưng, phù ở vùng hậu môn và trực tràng. Có sự dãn quá mức là do thành tĩnh mạch bị suy yếu không còn bền vững. 

1. Bệnh trĩ là gì

>> 6 nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ

nguyên nhân gây trĩ

Nếu  búi trĩ nằm dưới cơ thắt hậu môn gọi là trĩ ngoại, có thể quan sát bằng mắt thường. Còn trĩ nội là búi trĩ định vị trên cơ thắt hậu môn, chỉ thấy rõ khi khám hậu môn, tuy nhiên trĩ nội khi nặng gọi là sa búi trĩ có thể thò ra ngoài hậu môn. Trĩ có thể làm cho đau, ngứa và có khi chảy máu. Nhưng có khi trĩ không gây triệu chứng hoặc chỉ gây cảm giác nặng nề ở hậu môn và trực tràng. Khi có dấu hiệu chảy máu là có thể trĩ đã biến chứng, ở tình trạng nặng.

2. Nguyên nhân của  bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những bệnh khá phổ biến trong dân chúng. Nếu không được kiểm soát hiệu quả, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều tác hại xấu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Nhiều người biết rằng vận động ít và các thói quen xấu khác có thể gây nên bệnh trĩ. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân mà bạn dễ mắc phải cũng gây nên bệnh trĩ. Cảnh giác với những thói quen xấu được liệt kê dưới đây để không phải khó chịu, đau đớn vì căn bệnh này nhé.

3. Ngồi quá lâu ở một tư thế

Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy ngồi quá lâu là nguyên nhân của bệnh trĩ gây gia tăng nguy cơ mắc 72.9%, trong khi đó phần đa những người thường xuyên vận động sẽ chỉ có nguy cơ là 43%. Vì vậy, nhân viên văn phòng sau khoảng thời gian ngồi từ 45 – 60 phút thì nên đứng lên, đi lại và vận động nhẹ nhàng một chút. Còn nếu phải ngồi xổm thì cứ nửa tiếng nên đứng lên hay thay đổi tư thế một lần.

4. Sở thích ăn thực phẩm nhiều gia cay, nóng và uống rượu, bia

Thực phẩm được chế biến với  nhiều loại gia vị cay nóng (ớt, hạt tiêu, quế, hồi…) và rượu, có thể làm tắc nghẽn xoang hậu môn, gây táo bón, trĩ và chảy máu. Triệu chứng này gặp nhiều hơn ở những bệnh nhân bị chảy máu đường ruột nhưng vẫn uống rượu và ăn thức ăn có nhiều gia vị. Vì thế, nên hạn chế ăn nhiều những thực phẩm này, đặc biệt là bệnh nhân đang bị trĩ.

5. Uống ít nước

Uống quá ít nước có thể gây ra táo bón và là nguyên nhân của bệnh trĩ vì vậy đừng bao giờ để cơ thể bạn bị thiếu nước. Uống nước không chỉ tốt trong việc phòng chống táo bón và bệnh trĩ mà còn đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, cũng không nên uống nhiều trà vì trà gây khó tiêu, gây táo không có lợi cho việc bài tiết chất thải.

6. Đi tiêu quá lâu

Nhiều người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo mà không biết rằng thói quen này sẽ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trĩ. Thói quen này nếu kéo dài thường xuyên dẫn đến rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa. Vì vừa đọc báo vừa đi vệ sinh dễ khiến bạn phân tâm, tăng áp lực hậu môn – trực tràng. Thời gian hậu môn mở kéo dài thúc đẩy sự tích tụ phân, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực này, lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.

7. Không vệ sinh đúng cách sau khi đi tiêu

Sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi tiêu khó làm sạch hậu môn, không thể loại bỏ chất thải đọng lại ở các nếp gấp da trên đường hậu môn. Các dư lượng trong phân trở thành mảnh đất màu mỡ tạo ra bệnh trĩ. Vì vậy, cách làm sạch đúng là sử dụng nước sạch để rửa hậu môn. Nếu có điều kiện, thì tốt nhất là tắm sau khi vệ sinh 10-15 phút để ngăn ngừa nhiễm trùng, phòng bệnh trĩ.

8. Không chú ý giữa làm việc và nghỉ ngơi :

Những người thường xuyên làm việc quá sức, du lịch đường dài hoặc thức đêm mà không nghỉ ngơi hợp lý dễ bị bệnh trĩ cấp tính tấn công. Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày nên chú ý cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không chỉ phòng tránh nguyên nhân gây bệnh trĩ mà còn giúp cơ thể có thời gian kịp phục hồi và đạt được trạng thái tốt nhất
Xem Tiếp…

6 nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ ngoại

00:55 |
Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc thường gặp ở dân văn phòng


>> Sự khác biệt giữa trĩ nội và trĩ ngoại 
>> Bệnh trĩ nổi lo của dân vân phòng

nguyên nhân gây trĩ


6 Nguyên nhân gây nên Bệnh trĩ ngoại

1. Thói quen ăn uống không tốt: ăn các thức ăn quá béo , các đồ ăn cay, kích thích cao sẽ dẫn đến trĩ ngoại.

2. Tư thế cơ thể không tốt, quá mệt mỏi: ngồi lâu, đứng lâu, ngồi xổm nhiều, đi nhiều cũng có thể gây nên bệnh trĩ.

3. Thói quen đại tiện không tốt: ngồi xí bệt nhiều, thời gian lâu.

4. Áp lực bụng tăng cao: mang thai, phì đại tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân gây trĩ.

5. Máu lưu thông cục bộ kém gây tụ máu hoặc huyết quản phồng to.

+ Đứng thẳng: chịu tác dụng của trọng lực gây nên trĩ.

+ Khi đại tiện phải dặn nhiều làm tăng áp lực của bụng cũng gây nên trĩ.

+ Các mô dưới cơ niêm mạc trực tràng bị thả lỏng, lực cản xung quanh huyết quản yếu dẫn đến hình thành bệnh trĩ.

+ Tĩnh mạch trên trực tràng không có van tĩnh mạch, huyết quản đi qua các cơ xung quanh hậu môn gây trĩ.

6. Các nguyên nhân khác: cao huyết áp, xơ gan, xơ động mạch, viêm mãn tính trực tràng hậu môn… đều có thể gây nên Bệnh trĩ.

Lời khuyên của Bác sĩ: Khi thấy có những triệu chứng của trĩ ngoại bạn nên kịp thời đến khám để các bác sĩ có thể  đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Xem Tiếp…

Bệnh trĩ nổi lo của nhân viên vân phòng

06:20 |
Những phương pháp mới trong điều trị bệnh trĩ thời gian gần đây đã khắc phục được nhiều mặt hạn chế của những phương pháp cổ điển. Cho đến nay, tuy có rất nhiều tiến bộ trong việc điều trị bệnh trĩ giúp bệnh nhân phục hồi tốt và nhanh chóng quay trở lại nếp sinh hoạt bình thường nhưng hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm do tâm lý e ngại hay không có thời gian. Điều đó làm bệnh trĩ ngày càng thêm nặng. 

bị mắc bệnh trĩ


Nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh trĩ:

Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ. Về sau, mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia.

Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm, máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều buộc bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường, trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe quạnh hậu môn. Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.

Theo khảo sát mới nhất, hiện nay hơn 70% người bị mắc bệnh trĩ là nhân viên văn phòng do ngồi nhiều, những người ít vận động hay những người làm việc phải đứng nhiều hoặc những người có thói quen sử dụng các chất men, cay.

Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp:


Bệnh trĩ tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng, nhất là phụ nữ. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp

Mới nhất là thủ thuật điều trị trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu không đau PPH. Những phương pháp mới trong điều trị bệnh trĩ thời gian gần đây đã khắc phục được nhiều mặt hạn chế của những phương pháp cổ điển như:

Thời gian điều trị rất nhanh, không gây đau đớn cho người bệnh nên họ có thể nhanh chóng đi làm sau khi điều trị trĩ, làm giảm đến mức tối thiểu những biến chứng (hẹp hậu môn, són phân, đi cầu không kiểm soát). Đồng thời, các phương pháp này đều bảo tồn được đệm hậu môn và giảm nguy cơ tái phát.

 Để tránh mắc chứng bệnh “khó nói” này, nên uống một ly nước vào buổi sáng, tập thói quen hằng ngày đều đặn đi đại tiện vào một giờ nhất định, tập thể dục vừa phải, đầy đủ, thư giãn cơ bụng (yoga) hoặc tập cho cơ bụng mạnh hơn: tập thể dục bụng cho thon người, đi bộ, bơi lội. Về ăn uống, nên ăn đủ chất xơ như trái cây, rau củ, uống nhiều nước. Nên giảm dùng gia vị cay, thức uống có cồn, cà phê, các thức ăn gây táo bón. Trong cơn trĩ cấp, nên tránh các hoạt động
Xem Tiếp…

Khi nữ giới bị trĩ ngoại có điều trị được không ?

19:01 |
- Đây là câu hỏi thường gặp của phần đông chị em phụ nữ khi đến với phòng khám. Trên thực tế trĩ ngoại gây ra đau đớn và khó chịu cho nhiều người bệnh, nhưng rất nhiều người do sợ đau khi điều trị thường kéo dài, trì hoãn lại việc chữa trị và mong muốn tìm kiếm các phương pháp khác nhẹ nhàng hơn.

trĩ ngoại ở nữ giới
* Sự khác biệt giữa trĩ nội và trĩ ngoại

- Đây là tâm lý  thường thấy ở rất nhiều bệnh nhân trĩ ngoại, do thường xuyên phải chịu các kích thích và đau đớn nên rất nhạy cảm và sợ đau, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vậy điều trị trĩ ngoại ở nữ giới có đau không? Các phương pháp điều trị trĩ ngoại truyền thống thường gây ảnh hưởng rất lớn đối với người bệnh, khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn. Y học không ngừng phát triển, các bác sĩ  phòng khám đã đưa vào sử dụng kĩ thuật hiện đại tiên tiến nhất hiện nay trong việc điều trị bệnh trĩ: tiểu phẫu xâm lấn tối thiểu. Kĩ thuật này đem lại hiễu quả cao, gây ít đau đớn nhất đối với đa số bệnh nhân, Sau đây là các ưu thế của tiểu phẫu:


- Tiểu phẫu xâm lấn vào các búi trĩ mà không hề gây đau đớn, thời gian thực hiện ngắn, chỉ từ 20-30 phút, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, từ ngày thứ 2 trở đi có thể đại tiện bình thường, tốc độ hồi phục nhanh, đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay.

+ Các ưu thế là:

1.  Ít đau đớn: trong quá trình tiểu phẫu bệnh nhân được gây tê cục bộ hoặc toàn phần nên không hề có cảm giác đau đớn.
2.  Hồi phục nhanh: thời gian nhập viện ngắn, vết thương nhanh chóng hồi phục, không ảnh hưởng đến chức năng hậu môn.
3.  Độ chính xác cao: hình ảnh kĩ thuật số hỗ trợ chính xác vị trĩ cần tiểu phẫu và giúp ích cho việc tiến hành.
4.  Xâm lấn an toàn: quá trình tiểu phẫu được khống chế hoàn toàn bằng máy tính, đảm bảo an toàn, đáng tin cậy, biến chức thấp.

Tag: bệnh ngoại khoa | bệnh trĩ nội
Xem Tiếp…

Sự khác biệt giữa trĩ nội và trĩ ngoại

18:49 |
(Thập nhân cửu Trĩ ) đó là câu nói của người xưa nói lên mức độ phổ biến của bệnh trĩ trong cộng đồng. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa hiểu thế nào là bệnh trĩ, mức độ bệnh của mình nặng hay nhẹ, trĩ nội hay trĩ ngoại. Vì vậy việc các thông tin căn bản, cách phân biệt hai loại trĩ nội và trĩ ngoại sẽ giúp ích cho quá trình thăm khám và điều trị căn bệnh này.

Sự khác biệt giữa trĩ nội và trĩ ngoại

+ Trĩ Ngoại:

 Đặc Điểm Của Trĩ Ngoại:

 - Xuất phát bên dưới đường lược

 - Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng

 - Có thần kinh cảm giác

 - Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.

 Trĩ Ngoại Được Chia Làm 4 Thời Kỳ:

 - Trĩ lòi ra ngoài.

 - Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.

 - Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.

 - Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.

 + Trĩ Nội:

 Đặc điểm của trĩ nội:

 - Xuất phát ở bên trên đường lược

 - Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn

 - Không có thần kinh cảm giác

 - Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

 Trĩ Nội được chia làm 4 thời kỳ:

 1- Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.

 2- Khi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ lại tự co lên được.

 3- Khi đại tiện, trĩ lòi ra nhưng không tự co lên được, lấy tay ấn, đẩy mới vào.

 4- Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn ngoèo.

 Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ:

 Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay. Chảy máu là triệu chứng chính

 Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.

 Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùn tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.

 Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.
Xem Tiếp…

Một số ảnh hưởng đến hẹp bao quy đầu

23:43 |
Nguyên nhân nào dẫn đến hẹp bao quy đầu?: Hẹp bao quy đầu là một chứng bệnh thường gặp ở nam giơí và phạm vi bao phủ của bệnh rộng rãi, từ trẻ em đến người trưởng thành đều có thể mắc phải. Như vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh này? Dưới đây Phòng khám đa khoa 3 tháng 2 có một vài giới thiệu về nguyên nhân gây ra bệnh này bệnh nao khoa.

hẹp bao quy đầu


1. Nguyên nhân khách quan :

Cùng với sự phát triển của cơ thể, khi đến thời kỳ dậy thì dương vật sẽ xuất hiện hiện tượng cương cứng, khi dương vật cương cứng bao quy đầu sẽ lộn lên lộn xuống tự nhiên và để lộ ra quy đầu. Người mắc bệnh hẹp bao quy đầu sẽ không thể lộn ra tự nhiên và lộn lại được, vì thể mà quy đầu không lộ ra, hoặc rất khó để lô ra. Đa phần nhiều bạn trai đến độ tuổi 18 hiện tượng hẹp bao quy đầu sẽ không còn, nhưng cũng có nhiều trường hợp sau khi thành niên vẫn còn hiện tượng hẹp bao quy đầu, vì vậy nên đi kiểm tra để làm tiểu phẫu cắt bao quy đầu. Khi bao quy đầu quá dài hoặc hẹp mà không được điều trị cắt đi sẽ là nguy cơ lớn nhất gây ra các chứng viêm nhiễm nam khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

2. Nguyên nhân bẩm sinh :

Khi phân tích về nguyên nhân gây ra bệnh hẹp bao quy đầu nguời ta phân tích trên hai phương diện, bởi vì các loại hẹp bao quy đầu do khách quan sau này và do bẩm sinh có nhiều loại khác nhau, biểu hiện khác nhau nên nguyên nhân cũng khác nhau. Bẩm sinh đã có những triệu chứng khác thường về phần quy đầu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh này.

Trên đây là những giới thiệu về nguyên nhân gây ra hẹp bao quy đầu, nếu như có những hiện tượng như vậy thì nên đi kiểm tra để chữa trị kịp thời.


                                                                                Nguồn: phongkhamdakhoa3thang2.com

Xem Tiếp…

Chữa hẹp bao quy đầu

19:00 |
Bạn có thể phát hiện con bạn có hẹp bao quy đầu bằng cách: Kéo bao quy đầu của trẻ tụt xuống, những trẻ có hiện tượng hẹp bao quy đầu bạn không thể kéo bao quy đầu lên đến cổ dương vật.
cắt bao quy đầu


- Trẻ rặn khi đi tiểu
- Tia nước tiểu yếu
- Nhiễm trùng tiểu tái phát

Khi trẻ có những triệu chứng trên bạn nên đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa để các bác sĩ giúp xác định chẩn đoán bệnh.

Điều trị hẹp bao quy đầu như thế nào?

Có 3 cách điều trị hẹp bao quy đầu: điều trị bằng bôi thuốc tại chỗ, nong bao quy đầu mỗi ngày, cắt bao quy đầu

- Ðiều trị bằng thuốc: bôi thuốc mỡ chứa steroid (betamethasone cream 0.05%) vào mặt trong và ngoài da quy đầu 2 lần/ ngày có tác dụng làm giãn rộng bao quy đầu và vì thế cải thiện tình trạng hẹp bao quy đầu. Tỷ lệ thành công với điều trị này là 85 – 95%.

+ Ưu điểm của điều trị này là: trẻ không bị đau, không bị sang chấn về tinh thần cũng như sang chấn tại chỗ do cắt bao quy đầu, rẻ tiền, dễ thực hiện. Chú ý : Sau 3 tháng điều trị nếu hẹp bao quy đầu không cải thiện nên ngưng và nên điều trị cho trẻ bằng biện pháp khác.

- Nong bao quy đầu bằng cách kéo căng bao quy đầu mỗi ngày: Điều trị này không gây sang chấn cũng như không gây tổn thương về mặt cấu trúc của bao quy đầu, bạn có thể tự làm cho trẻ mà không cần đến các bác sĩ. Thời gian điều trị thường kéo dài vài tuần. Có thể phối hợp với sử dụng thuốc để tăng tỷ lệ thành công.

- Cắt bao quy đầu: đây là phương pháp xâm lấn và gây đau cho trẻ, có thể có những biến chứng vì vậy nó chỉ được đặt ra khi 2 phương pháp trên thất bại.

Những biến chứng của hẹp bao quy đầu :

Nếu hẹp bao quy đầu không được điều trị trẻ có thể có những biến chứng sau:

- Tiểu khó
- Nhiễm trùng tiểu
- Viêm quy đầu
- Tăng nguy cơ ung thư dương vật.

                                                                    Nguôn: phongkhamdakhoa3thang2.com
Xem Tiếp…