- Chậm khôn (tức thiểu năng trí tuệ).
- Bị điếc nghễnh ngãng nặng.
- Bị nhiễu tâm (tức rối nhiễu tâm lý).
Trẻ ngọng:
Trẻ ngọng là những trẻ phát âm sai một số âm hay nhiều âm tới mức lời nói của trẻ trở thành khó hiểu. Cần phân biệt tật ngọng với giai đoạn ngọng sinh lý ở trẻ nhỏ: thông thường mọi trẻ học nói đều phải trải qua một thời kỳ ngọng sinh lý do hệ thần kinh vận động chưa thuần thục.
Tuy nhiên nếu trẻ đã trên 5 tuổi mà vẫn còn tiếp tục nói ngọng thì đó là trẻ bị tật nói ngọng.
Trẻ ngọng không bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý như trẻ lắp nhưng phát âm sai trong quá trình phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự mạch lạc của tư duy và khả năng lĩnh hội các khái niệm
- Do nghe kém: Trẻ điếc thiếu cơ sở để tiếp nhận âm thanh của ngôn ngữ nên trở thành điếc - câm (điếc là nguyên nhân, câm ở đây chỉ là hậu quả của điếc). Trẻ nghễnh ngãng thì trở thành ngọng do tiếp nhận âm thanh của lời nói thiếu chuẩn xác nên phát âm ra sai lệch, biến dạng. Những trẻ này, nếu được phát hiện sớm để được trợ thính tốt, sẽ hết nói ngọng.
- Do có tật hay bệnh ở cơ quan phát âm như: ngắn cương lưỡi, sứt môi, khe vòm miệng, liệt màn hầu, v.v... Thông thường nhất là khe vòm miệng: khe này làm khoang miệng và khoang mũi thông thương với nhau nên tạo ra âm sắc mũi đối với mọi âm phát ra; mặt khác, lưỡi luôn có khuynh hướng bù trừ cho khe hở của vòm miệng mà làm rối loạn cơ chế phát âm thành mất chuẩn xác. Trường hợp này phải phẫu thuật tái tạo lại môi và hàm ếch của trẻ; và phải được luyện tập phục hồi chức năng mới có được kết quả tốt về mặt phát âm.
- Do có bệnh ở hốc mũi, như: xùi vòm làm lấp cửa mũi sau, pôlíp mũi, to cuốn mũi, u xơ vòm họng... gây tắc khoang mũi làm cho trẻ không phát được các âm mũi như: m, n, ng, nh... Phát hiện được các trẻ này, cần gửi điều trị chuyên khoa tai - mũi - họng để phẫu thuật, khai thông chướng ngại làm tắc ở hốc mũi, giúp cho trẻ phát âm trở lại bình thường.
- Do nhiễm thói quen phát âm sai: một số trẻ không ít bị nhiễm thói quen phát âm sai một số âm do ảnh hưởng của tiếng địa phương (như ngọng l, n) hoặc do bắt chước như ở những lớp mầm non có những giáo viên phát âm thiếu chuẩn xác.
Trẻ lắp: Là những trẻ nói khó khăn do bị rối loạn co thắt của các cơ phát âm. Ngoài ra, trong khi nói, ở trẻ lắp còn có kèm theo những cử động bất thường của điệu bộ, nét mặt và những biểu hiện rối loạn của hoạt động thần kinh thực vật, như: đỏ mặt, đổ mồ hôi, thở gấp, hồi hộp, v.v...
- Hành vi của trẻ lắp thường bị rối loạn: do sợ một số âm khó phát mà trẻ thường phải diễn đạt quanh co, có khi không đúng với suy nghĩ chân thực của mình.
- Trẻ lắp thường có mặc cảm tự ti: cho dù đã cố gắng học bài nhưng đến khi trả bài vẫn trả lời ấp úng nên dần dà trẻ không còn tin ở mình nữa. Do diễn đạt lời nói khó khăn, sợ bị trở thành trò cười cho bạn bè nên trẻ lắp ngại giao tiếp, tránh chỗ đông người nên dễ trở thành cô độc.
- Trẻ lắp thường có tâm lý chống đối: do luôn bị oan ức, bị đánh giá sai mà không có khả năng tự biện hộ (như học thuộc bài mà vẫn phải chịu điểm kém, v.v...) nên ở trẻ lắp có tích lũy phản ứng.
Các rối loạn về nhân cách và tính tình kể trên sẽ giảm đi rõ rệt nếu trẻ lắp được sống trong một môi trường có sự quan tâm và thông cảm (đặc biệt của giáo viên và bạn bè cùng lớp). ở nhiều nước có thành lập các trung tâm chuyên trách để điều trị tật lắp trong đó có liệu pháp âm nhạc thường đem lại nhiều kết quả khả quan. Mặt khác, các liệu pháp tâm lý cũng tỏ ra hết sức cần thiết để giúp cho trẻ lắp từng bước có được tự tin hơn, giảm bớt mặc cảm để mạnh dạn hơn trong giao tiếp xã hội. Tóm lại là để khắc phục chứng sợ nói bên cạnh việc luyện tập cơ bản kiên trì phối hợp điều hòa hô hấp với phát âm.
Tag:
bệnh tai mũi họng |
bệnh về tai