Âm đạo của người phụ nữ là khu vực rất nhạy cảm cần được chú ý vệ sinh và chăm sóc thật cẩn thận. Đó là một trong những cách
phòng tránh viêm âm đạo. tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kiến thức và sự quan tâm đầy đủ, vì vậy chúng ta cần chú ý các vấn đề sau.
Tốt hơn hết là sử dụng một chất tẩy rửa dịu nhẹ
Âm đạo của phụ nữ thường xuyên chứa nhiều
vi khuẩn có ích. Vi sinh vật này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của
nhiều mầm bệnh, khiến cho khu vực này tự làm sạch một cách tự nhiên. vì
vậy rửa quá nhiều sẽ làm mất đi những vi sinh vật có ích này. Sử dụng
xà phòng, dung dịch tẩy rửa không phù hợp, cũng sẽ làm sưng đỏ, đau rát
lớp da nhạy cảm của âm đạo. Đây là một nguyên nhân gây viêm âm đạo.
Tốt hơn hết là sử dụng một chất tẩy rửa
dịu nhẹ, không mùi để vệ sinh khi cần thiết. Bình thường, vẫn có thể vệ
sinh “vùng kín” bằng nước mỗi khi đi vệ sinh nhưng không nên quá lạm
dụng gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
Vệ sinh trong những ngày bình thường
Sau khi đi vệ sinh phải thấm khô, giữ
không ẩm ướt. Đồ lót thay ra phải giặt ngay, không giặt chung với đồ của
người khác, không ngâm. Đồ lót khi giặt xong phải phơi khô, phơi ngoài
nắng nên dùng quần lót chất liệu cotton. Không dùng băng vệ sinh hàng
ngày thường xuyên sẽ đưa đến hậu quả viêm âm đạo.
Vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt
Khi kinh nguyệt, bạn nên mặc quần lót ôm
sát tương đối để giữ miếng thấm vào bộ phận sinh dục, nhưng cũng không
nên mặc quần chật quá sẽ gây khó chịu. Máu kinh ban đầu rất sạch, nhưng
ra ngoài lại là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, đôi khi bạn ngứa
ở vùng âm hộ là vì thế. Vì thế phải thay băng thường xuyên, dùng băng
vệ sinh phù hợp với mỗi người.
Sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách
Dung dịch vệ sinh phụ nữ (thuốc rửa phụ
khoa) không phải thuốc trị bệnh. Nó chỉ là một dạng dung dịch tẩy rửa
được đặc chế dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín. Độ pH trong âm đạo
dao động từ 3,8 – 4,2. Vì thế các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
trường đã được điều chế phù hợp với môi trường đó.
Phụ nữ cũng không nên dùng dung dịch vệ
sinh này để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Một số thành phần của
thuốc như chlorine, chất khô da dễ gây viêm âm đạo. Thụt rửa trong tình
trạng viêm nhiễm âm hộ, âm
đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm
đang ở tại chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn.
Tuyệt đối không dùng thuốc rửa phụ khoa để vệ sinh các vùng khác trên cơ
thể.